TẠI SAO CÁC DỰ ÁN IOT KHÔNG THÀNH CÔNG?
Có một sự thật là ¾ các dự án về IOT không thành công, thật bất ngờ phải không?
Chúng ta được biết rằng Internet of Things được ước tính sẽ trở thành một thị trường trị giá 11,1 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Tìm hiểu về những thử thách to lớn mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi triển khai Các giải pháp IOT.
Tại sao các dự án IoT không thành công?
Vào năm 2019, McKinsey đã xuất bản một bài báo mô tả tiềm năng của Internet of Things. Bài báo đặc biệt tập trung vào sự tăng trưởng dự kiến của các mạng IoT diện rộng – đạt 30% từ năm 2016 đến năm 2022 và các mạng IoT tầm ngắn ở mức tăng trưởng 20% cùng lúc. Rõ ràng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hưởng lợi nhiều từ những bước tiến mới, bên cạnh đó thì chi phí và thời gian thực hiện ngày càng dễ dàng hình dung, giúp họ điều chỉnh cho phù hợp nhu cầu doanh nghiệp .
Phải nói rằng, hiển nhiên với tỷ lệ thất bại là 75%, việc triển khai và xây dựng một giải pháp IoT vẫn khó hơn dự đoán của hầu hết mọi người. Trong 75% đó, 30% đã dừng lại ở giai đoạn Proof of Concept (POC là thuật ngữ chỉ một ý tưởng hoặc một thử nghiệm về phương pháp để làm một việc nào đó nhằm khẳng định chắc chắn rằng nó có đủ khả năng và phù hợp để thực hiện hay không). Thực tế là hiện nay vẫn có đến 3/4 dự án IoT thất bại, thật đáng ngạc nhiên khi Internet of Things được ước tính sẽ trở thành thị trường trị giá 11,1 nghìn tỷ USD vào năm 2025, với 41 tỷ thiết bị được triển khai trên toàn cầu.
Để tìm hiểu lý do thực sự khiến các dự án IoT có xu hướng không thành công, chúng tôi đã sắp xếp một cuộc hội thoại cùng Jonas Schmid – Đồng Giám đốc điều hành tại akenza.
Đánh giá thấp mức độ phức tạp của Dự án
Đây dường như là một trong những trở ngại lớn nhất. Thường sẽ có sự đánh giá chung từ phía khách hàng về mức độ phức tạp của một dự án IoT. Cụ thể là vào giai đoạn đầu, đầu tư phát triển và chi tiền cho một giải pháp chính là điều mà các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp đòi hỏi.
Có một số ‘chi phí ẩn’ luôn đi kèm với các giải pháp được đề ra. Schmid đã đề cập rằng thời gian Tư vấn, Thiết lập, Quản trị và Hỗ trợ là tất cả các hoạt động kinh doanh được cung cấp bởi công ty nền tảng IoT, làm tăng chi phí một cách đột ngột, cuối cùng khiến khách hàng phải trả giá cao hơn.
Bên cạnh đó, nhiều người đánh giá thấp lộ trình nghiên cứu của một dự án công nghệ phức tạp như vậy. Thay vì bắt đầu ở quy mô thấp, mục tiêu ban đầu lại là một hệ sinh thái cảm biến hàng loạt, với chi phí và rủi ro cao ngay lập tức. Thông thường, các dự án đầu tiên có quy mô như vậy sẽ kết thúc trong “Nghĩa địa IoT”, khi các nguồn lực cuối cùng dần cạn kiệt, thiếu kiến thức và trải nghiệm, và cuối cùng nhận được là sự không hài lòng.
“Có một sư thật tồi tệ về IoT. Một số lượng lớn các dự án IoT không thành công và hầu như tất cả chúng đều vì những lý do giống nhau.” – Jonas Schmid – Giám đốc điều hành tại akenza.
Mục tiêu kinh doanh không rõ ràng
Các mục tiêu kinh doanh không rõ ràng có thể khiến bất kỳ dự án nào thất bại, các giải pháp IoT cũng không ngoại lệ. Chìa khóa thành công không chỉ là thu thập dữ liệu và dự đoán nó, mà là có lý do để thu thập và phân tích.
Các công ty quá tập trung vào khía cạnh kỹ thuật của dự án có xu hướng trở nên quá tải với khối lượng công việc và dữ liệu thu thập được. Hơn nữa, nghiên cứu phát hiện ra rằng các công ty khác chỉ là những người chấp nhận vì lợi ích chạy theo xu hướng, không có mục tiêu cụ thể, không mang lại lợi ích thực sự cho công ty.
Ngoài ra, các công ty thường quên mất sự linh hoạt, sự phát triển và lộ trình của các giải pháp của họ. Cisco (2017) giải thích yếu tố hàng đầu và số một đằng sau một dự án thành công là sự hợp tác giữa các nhà lãnh đạo CNTT và doanh nghiệp, có đầu vào và kiến thức của cả hai bên, gần như đảm bảo thành công về giải pháp tối ưu.
Sierra Wireless giải thích điều này bằng cách nêu rõ “Với IoT bắt đầu ở quy mô nhỏ, sau đó sẽ là Tìm hiểu, Phát triển và Mở rộng”. Tuyên bố này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Microsoft được thu thập vào năm 2019, cho thấy những thách thức chính mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi IOT chuyển đổi kỹ thuật số các hoạt động kinh doanh của họ.
IOT Signals Report (Microsoft, 2019)
Thiếu các chuyên gia lành nghề
Mặc dù các công ty muốn hoạt động trong lĩnh vực IoT nhiều hơn, nhưng họ phải đối mặt với một sự phức tạp và thách thức kỹ thuật quan trọng: 38% công ty cho rằng đây là lý do chính khiến IoT không phải là một lựa chọn cho họ. Tìm hiểu sâu hơn, có thể thấy rằng 47% trong số đó không có đủ chuyên gia lành nghề sẵn có và 44% không có đủ nguồn lực để đào tạo những chuyên gia này.
Phải thừa nhận rằng việc thiếu hụt kỹ năng không phải là vấn đề cấp bách của chỉ bất kỳ một công ty nào. Vào năm 2019, Forbes đã nói về sự thiếu hụt kỹ năng trong ngành IoT. Thống kê cho thấy vào thời điểm đó, 76% người trả lời khảo sát cảm thấy họ cần thêm các chuyên gia IoT cấp cao hơn và 80% cho rằng họ không có các kỹ năng cần thiết để tiếp tục hoạt động trong ngành. Ngoài ra, ⅓ ước tính rằng khoảng cách kỹ năng trong ngành là lớn. Phải nói rằng, vào năm 2020 và 2021 đã có một sự bùng nổ lớn liên quan đến việc sử dụng IoT. Do đó, sự thiếu hụt kỹ năng đã tăng lên.
Làm thế nào để tránh sự sụp đổ của IoT?
1. Xác định các yêu cầu Dự án IoT của bạn
Mục tiêu kinh doanh
Chìa khóa cho một Giải pháp IoT thành công chính là có thể xác định được các yêu cầu như vậy. Các nhà lãnh đạo cần hiểu các mục tiêu kinh doanh của Giải pháp và sẵn sàng tự đào tạo, tìm hiểu về bối cảnh IoT. Và việc hiểu biết về các lựa chọn có sẵn khác trên thị trường thật sự là điều quan trọng.
“Nhanh nhẹn”
Nhanh nhẹn là một từ khóa quan trọng quyết định sự thành công của các dự án như thế này. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Bằng cách có những quyết định thay đổi linh hoạt, nó cho phép công ty từ từ vươn lên trong lộ trình phát triển các kỹ năng, mà không khiến các thành viên của công ty kiệt sức. Để có thể quản lý dễ dàng hơn, ngoài những kinh nghiệm tập thể, việc nhanh nhẹn góp phần thiết yếu làm giảm chi phí và giảm thiểu các rủi ro.
Sản phẩm hiệu quả tối thiểu
Một giải pháp tuyệt vời cho những điều đã đề cập ở trên là triển khai sản phẩm hiệu quả tối thiểu (Minimum Viable Product – MVP) có thể được định nghĩa là một phiên bản của sản phẩm với các tính năng vừa đủ với những yêu cầu ban đầu của khách hàng, để cung cấp phản hồi cho sự phát triển sản phẩm trong tương lai. Do đó, các thành viên công ty tránh những công việc kéo dài và cuối cùng là vô nghĩa, cần có một sự linh hoạt nhất định để có kinh nghiệm và thử nghiệm.
Sự phù hợp
Một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng, là phải có sự tham gia của các bên liên quan phù hợp. Việc thu được lợi từ kiến thức chỉ có thể thật sự hiểu quả khi những thành viên của dự án là những người hoàn toàn phù hợp. Như đã đề cập trước đây, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường đánh giá thấp sự phức tạp về mặt kỹ thuật của một dự án IoT và vì thế khi dự án được triển khai sẽ gặp ngay trở ngại vì thiết kiến thức và các kĩ năng quan trọng,
Cuối cùng, nhân viên IT sẽ bị trì hoãn ở giai đoạn sau của dự án, không chỉ gây chậm trễ mà còn thiếu các kỹ năng trong giai đoạn quan trọng nhất. Như đã đề cập trước đó, Cisco nhận thấy đây là điểm chính để tạo nên thành công cho một dự án.
2. Làm thế nào một giải pháp có sẵn như Pyriot M2C thành công trong việc giúp đỡ các bạn?
Chúng tôi luôn nhận thức được rằng việc xây dựng một giải pháp IoT là một nỗ lực phức tạp. Bằng cách gia công các phần không phải cốt lõi trong giải pháp của bạn cho nhà cung cấp bên thứ ba như Pyroject, bạn sẽ giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy nhanh thời gian đưa ra thị trường. Dự án sẽ cung cấp sự linh hoạt để thích nghi với sự thay đổi liên tục của công nghệ và được xây dựng “không rào cản” – khi có thể được mở rộng và kết nối với mọi thứ. Ngoài ra, các giải pháp có sẵn của chúng tôi sẽ được trải nghiệm và cải thiện linh hoạt nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu của quý doanh nghiệp.
Với các tính năng như công cụ no-code và luồng dữ liệu (dataflow), chúng tôi cho phép bất kỳ ai có kinh nghiệm và kiến thức IT tối thiểu trở thành một phần của quá trình xây dựng dự án. Kho thiết bị của chúng tôi sẽ giúp bạn dễ dàng có những thiết bị như mong muốn và cung cấp các công cụ trực quan hóa dữ liệu thật sự dễ hiểu. Đây chính là một giải pháp tự phục vụ, có sẵn, trong đó bạn có thể bắt đầu tạo IoT cho mình ngay lập tức.
Pyroject tiếp tục cung cấp Pyriot M2C dưới dạng “Kết nối như một dịch vụ”, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà phát triển, công ty IoT có thể chia sẻ các rủi ro hệ thống từ phần cứng đến phần mềm, cho phép khách hàng quản lý các kết nối IoT một cách dễ dạng, tương tự như một mini-IoT-Platform.
Tất cả các tính năng này đang đơn giản hóa các quy trình tích hợp và bước đầu hỗ trợ việc ứng dụng rộng rãi hơn các giải pháp dựa trên IoT.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Pyriot M2C, hãy liên hệ với chúng tôi nhé .