Jeremy Gen2021-09-10T18:26:38+07:00
TẠI SAO THỜI SỰ LIÊN TỤC NÓI VỀ "CHUYỂN ĐỔI SỐ"?
1. Bối cảnh xã hội
Đúng lúc
Sau nhiều thập niên phát triển, Việt Nam đã nhận ra sự yếu thế trên thương trường có mặt các nước tư bản giàu có, khi chúng ta đã thụt hậu trong công nghiệp nặng, luyện kim, chế tạo,… so với các quốc gia khác. Ưu thế về nông nghiệp vẫn chưa đủ mạnh để kéo sự phát triển. Do vậy, chúng ta cần một cái gì đó có tính sáng tạo, khả thi với điều kiện Việt Nam hiện tại nhưng đủ mạnh mẽ để thúc đẩy mọi mặt!
May mắn thay, cuôc cách mạng 4.0 lại đến ngay lúc nước ta có sự sung mãn nhất, từ xã hội đến chính trị. Cho phép chúng ta đứng trên công nghệ để thỏa sức sáng tạo ra các bàn đạp cho quốc gia.
Khuyến khích
Để kích thích điều đó, chính phủ đã thực hiện hàng loạt các chính sách:
+ Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.
+ Tạo ra chính phủ số, hỗ trợ người dân nhiều hơn qua dịch vụ điện tử (Zalo, làm thủ tục qua web,…). Gần đây nhất là chiến dịch đổi CMND sang thẻ gắn chip
+ Khuyến khích, tài trợ đưa giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) vào giảng dạy cho học sinh, sinh viên.
+ Các trường học phải áp dụng e-learning, đào tạo từ xa.
+ Xúc tiến thanh toán điện tử, không tiền mặt
+ ( và còn nhiều hơn nữa)
Như vậy, chúng ta đang dần được thay đổi nhận thức về môi trường xung quanh, nơi mà mọi hoạt động đều liên quan đến mạng internet, điện tử. Mọi thứ hướng đến tối đa năng suất và tối ưu trải nghiệm, thời gian cho con người.
2. "...chuyển đổi số là một quá trình..."
Từ chính sách đến thực tế
Những điều nêu trên là kết quả chúng ta thấy được của rất nhiều hoạt động. Từ kỳ họp Quốc Hội 2015, chính phủ đã đưa ra chiến lược phát triển quốc gia theo hướng số hóa, ưu tiên phát triển các công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao,… Từ đó, hạ tầng dần được nâng cấp phát triển, điển hình là mạng di động đã đi từ 3G, 4G lên 5G. Các chương trình hỗ trợ, cuộc thi startup liên tục diễn ra (Techfest, Startup Wheel,…). Và truyền thông báo chí đưa tin về các cập nhật công nghệ trong nước, quốc tế.
Các trường đại học rộ lên đào tạo chuyên ngành Công nghệ thông tin, Điện- Điện tử, Cơ điện tử, để đáp ứng nhu cầu nhân lực từ doanh nghiệp và mong muốn học tập từ học sinh. Một nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo và sẵn sàng cho xã hội số.
Từ kinh tế đến hành vi xã hội
Kể từ khi Grab vào Việt Nam và điện thoại di động phổ biến nhiều hơn, các công ty khởi nghiệp với mô hình mới lạ, tích hợp công nghệ mọc lên như nấm sau mưa, thay đổi rất lớn cách chúng ta tương tác với mọi thứ (ví dụ như lười đi ăn dần và thích đặt đồ ăn trên app vì nó có voucher rẻ hơn). Kể các công nghệ Bigdata và AI phát triển mạnh làm cho thương mai điện tử hấp dẫn và dễ kiếm ra tiền hơn rất nhiều so với bán buôn ở chợ. Hay blockchain ra đời tạo ra cú sốt kinh khủng của Bitcoin, mà nhiều người “đu đáy” đã phải ra đường ở. Hay câu hỏi “Có thanh toán MoMo không ạ?” cũng chẳng phải mới lạ nữa.
Vậy là nhìn sơ xung quanh bạn thôi, dường như mọi thứ đã là được làm “số hóa” hết rồi! Không chỉ một, hai công ty như FPT hay Viettel mới gọi là làm “chuyển đổi số” đâu, mà cả lớn nhỏ, cả quốc gia và thế giới đang chuyển đổi rồi.
Không phải một ngưỡng, mà đó là một quá trình
“Chuyển đổi số là sự thay đổi cách vận hành, cách sắp xếp và văn hóa của một tổ chức, một ngành công nghiệp hay một hệ sinh thái bằng cách tích hợp một cách hiệu quả các công nghệ số. Đó là 1 quá trình, gắn liền với đổi mới sáng tạo!”